Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Thă'ng canh Quê huong 5 tâ'n


Có le~ danh thă'ng nôi tiê'ng nhâ't cua Tha'i Bình chính là chu`a Keo, toa lac o huyên Vu~ Thu, ca'ch trung tâm TP Tha'i Bi`nh hon chuc km. Chu`a to, đep và cung~ linh thiêng nua~


button




From Thái Bình Quê...
Ban đô` du li.ch Thai' Binh`
From Thái Bình Quê...
Nhà Bao tang TB
From Thái Bình Quê...

Câ`u Thái Bình



From Thái Bình Quê...
Đông` Châu
From Thái Bình Quê...
Thái Binh` trên BĐ VN
From Thái Bình Quê...
Tinh Thái Binh`
From Thái Bình Quê...

Thanh` phô' Thai' Binh`


Nắng Ấm Quê Hương

Nhạc sĩ
Thể hiện
Nắng Ấm Quê Hương

Sáng tác: Vĩnh An - Thể hiện: Trọng Tấn
**************************************************

Sáng tác : Vĩnh An

Biểu diễn : Trọng Tấn


Anh đến quê em một chiều nắng ấm,

Tiếng hát quê hương du dài theo sóng

Thái Bình ơi Thái Bình,

Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ


Mà trong nắng trong mưa,

Lúa vẫn lên xanh tốt,

Mà trong bom trong đạn

Đất vẫn cứ sinh sôi.


Thái Binh ơi, sao mà yêu đến thế,

Anh yêu em Diêm diền rừng phi lao gió hát

Anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu,

Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu


Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói

Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà,

Mời thầy mẹ sang chơi,

Để em thưa, để anh thưa


Cho em về quê mình, cùng làm lúa, cùng làm đay, cùng dệt cói, cùng đan mây

Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc,

Làm giàu cho quê hương.

Hỡi người em gái mà anh yêu thương

Thái Bình ta đó, mà em yêu thương


Miền quê đó Thái Bình

Để lòng ta yêu thương

**********************************************************


Bài Ca 5 Tấn

Nhạc sĩ
Thể hiện
Bài Ca 5 Tấn

Sáng tác: Nguyễn Văn Tý - Thể hiện: Thu Hiền

*******************************************************************


Sáng tác: Nguyễn Văn Tý

Trình bày: Thu Hiền


Trong tiếng súng cả nước cùng đánh Mĩ

Ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày

Đất với người cùng một dòng suy nghĩ

Ấy phải làm gì với tiền tuyến hôm nay

Ấy phải làm gì nắm phần thắng trong tay

Đất ơi! ba tháng mười ngày

Lúa sinh rồi ra cây lúa đẻ

Việc này lo ta cùng lo

Lo nước ấy phải đắp bờ

Tình tình ơi này! lo nước ấy phải đắp bờ

Ta lo phân phải chăm bao đầu lợn ấy

Muốn bông lúa to phải lo chọn giống gì

Nhớ câu xưa: nhị thục nhất thì

Nhiều công chăm bón ơ ơ

Cây gì, cây gì chẳng lớn ra

Hoa đỗ cũng thể hoa cà

Tình tình ơi này, hoa đỗ cũng thể hoa cà

Thương hoa xanh chẳng quên hoa vàng nhạt ấy

Có bông lúa to nhớ khoai lang đứng kề

Đã thương nhau cho trọn cả bề

Mẹ cha vun xới ơ ơ...

Ta về ta về cùng với nhau

***

Năm tấn thóc để góp phần đánh Mĩ

Một đoá hoa thơm mang tất cả sức trẻ già

Có máy hoà cùng nhịp đàn trâu bước

Có cả lòng người lẫn ban hợp tác chung lo

Có cả tình người giữ đàn cháu ngây thơ


Bấy lâu mới có bây giờ

Lúa ta càng tung đôi cánh mở

Cuộc đời ta thêm tự do

Có đất ấy chẳng nên bờ

Tình tình ơi này, có đất ấy chẳng nên bờ

Phân kia trôi để cho đau lòng ruộng ấy

Lúa kia xác xơ trách ai sao hững hờ

Tiếc công ai mười hẹn chín hò

Bài ca năm tấn ơ ơ

Đang chờ, đang chờ về với ta

May áo cũng phải xem tà

Tình tình ơi này, may áo cũng phải xem tà


Thâm canh xen chỉ thêm nên từng việc ấy

Nắm bông lúa to thấy ra bao ý tình

Đất quê ta chung thủy Thái Bình

Bài ca năm tấn ơ ơ

Vươn mình, vươn mình về khắp nơi

Cây lúa nói chẳng lên lời

Tình tình ơi này, cây lúa nói chẳng lên lời

Ai ra đi để cho yên đồng ruộng ấy

Lúa thương nhớ ai lúa ra nơi chiến trường

Bát cơm thơm yên dạ đá vàng

Miền Nam ta thắng ơ ơ

Lúa càng trĩu bông...


Dien dan QLTB


Rum TB button Rum TB


15 nhận xét:

  1. Trong tương lai gần Tiền Hải cũng sẽ là điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển Đồng Châu, đảo du lịch Cồn Vành...23-1-07

    Trả lờiXóa
  2. Ở Đông Hưng thì có khu di tích lịch sử đền Trần cũng rất nổi tiếng, là nơi sinh ra vị vua đầu tiên của nhà Trần

    Trả lờiXóa
  3. Xin thông báo tới Quý vị và các bạn: Từ 08/11/2006 tên miền của trang Web Quê lúa Thái Bình hateco.com.vn sẽ được đổi thành www.queluathaibinh.com cho gần gũi và dễ nhớ. Tên miền hateco.com.vn sẽ ngừng cập nhật thông tin mới.
    Website Quê lúa Thái Bình là một trang Website phong phú về Đất và người Thái Bình. Với rất nhiều tư liệu quý về lịch sử, địa lý, phong tục, văn hoá, du lịch,các danh nhân đất Thái Bình... đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về quê hương của đông đảo Quý vị và các bạn.

    Trả lờiXóa
  4. Làng chạm bạc Đồng Xâm
    Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 300 năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là Đền Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1 -> 5/4 âm lịch với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì và mở rộng nên đã thu hút được nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩm chạm bạc của làng được trưng bầy và bán hàng lưu niệm.

    Trả lờiXóa
  5. Bãi biển Đồng Châu quê mình
    Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh - huyện Tiền Hải, cách Thành phố Thái Bình 30 km đi theo quốc lộ 39B.

    Bãi tắm dài 5 km, mang nhiều nét hoang sơ. Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành cách đất liền 7 km. Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như 2 ngọn sóng xanh trên cồn cát rộng khoảng 5 ha. Trên cồn có rừng thông, phi lao xanh ngắt, có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh và thơ mộng. Bãi biển Đồng Châu không đẹp lắm nhưng khí hậu thật trong lành, rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, đặc biệt hải sản ở đây rất ngon và rẻ.

    Trả lờiXóa
  6. Đền Đồng Bằng
    ********************************
    Đền Đồng Bằng hay còn gọi là Đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi, đưa con lạc cháu hồng vào thiên niên kỷ thứ nhất. Đến đầu thế kỷ thứ 13 nhà đền đã có 20.500m2, khu nội tự là 500m 2, chia làm 6 phủ, 18 toà, gồm 100 câu đối, có tới 40 gian hành lang.

    Đền Đồng Bằng còn lưu giữ được nhiều kỷ vật quý, tập trung vào đời Lý và trước đời Lý. Đền được xây dựng vừa đẹp vừa khoa học, vừa thiêng liêng vừa thần điện - khó có di tích nào sánh kịp. Cổng đền Đông Môn Đại, Tây Môn, Tiền Môn được coi là hoành tráng nhất Việt Nam. Phía trước cổng đền có hồ bán nguyệt, mặt hồ rộng, có cống thoát nước về phía hạ lưu rất khoa học.

    Trả lờiXóa
  7. Di tích lịch sử chùa Keo
    Chùa thuộc xã Duy Nhất - huyện Vũ Thư cách Thành phố Thái Bình khoảng 15 km, thờ Thiền sư Không Lộ thời Lý. Chùa được xây dựng trên khu đất rộng tới 20 mẫu, với nhiều toà nhà ngang, dọc, mái ngói lô nhô nhưng rất hoà hợp với khung c ảnh thiên nhiên xung quanh. Gác chuông cao 11,5m gồm 3 tầng là một kỳ công về mặt nghệ thuật kiến trúc. Chùa còn là nơi lưu giữ được nhiều đồ vật, đồ thờ quý giá như: cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m, 3 vỏ ốc óng ánh như rát vàng, bình voi lớn, gậy trúc đầu rồng, tràng hạt ngà, chuông đúc từ thời Lê, khánh đá quý, nhiều đồ sứ có giá trị nghệ thuật cao.

    Chùa Keo là một di tích lịch sử tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng có giá trị đặc biệt, được bảo toàn tương đối nguyên vẹn cả cảnh quan không gian và bố cục kiến trúc. Hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch tham quan trong nước và quốc tế tới thăm. Lễ hội chùa Keo được tổ chức mỗi năm 2 lần là hội xuân vào ngày 4 tháng giêng và hội thu từ ngày 10 -> 16/9 âm lịch.

    Trả lờiXóa
  8. Làng vườn Bách Thuận
    .............................
    Làng nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hoè, táo. Thiên nhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó.

    Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến thăm quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này.

    Trả lờiXóa
  9. Đền Tiên La
    -------------------------
    Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm tại thôn Tiên La - xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình. Đến thăm đền Tiên La, du khách xuôi theo tuyến đường từ Thị xã đi Thị trấn huyện Hưng Hà khoảng 35 km là tới.
    Toạ lạc trên một diện tích khoảng 4000 m2 trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền..
    Toà điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tích kinh điển như "long - lân - quy - phượng" đan xen với "thông - trúc - cúc - mai".
    Toà điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đông, kiến trúc theo lối "chồng diêm cổ các". Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở toà bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo... Tất cả đều được chạm trổ công phu tạo nên cho nơi này toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ hiếm nơi nào có được.




    Múa hát biểu tượng Bát Nạn tướng quân



    Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giỏ cú giỏ trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.
    Đền Tiên La, thật xứng đáng với một ngôi đền cổ với những nét đẹp riêng có vùng quê Thái Bình. Với những giá trị lịch sử và vị trí cũng như với lối kiến trúc độc đáo, đền Tiên la chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

    Trả lờiXóa
  10. Khu di tích lịch sử nhà Trần
    ------------------------------
    Lịch sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam thế kỷ 13, 14 (từ năm 1226 - 1400) gắn liền với công lao và sự phát triển rực rỡ của vương triều nhà Trần.

    Trong số 14 vị vua triều Trần thì có tới một nửa các vua và hoàng hậu khi tạ thế được đưa về an táng tại vùng đất này và có lăng, miếu thờ phụng. Các di tích nhà Trần để lại ở đất Hưng Hà còn rất nhiều, song tập trung chủ yếu ở hai khu là T am Đường thuộc xã Tiến Đức, xã Liên Hiệp - Hưng Hà chứa đựng những ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hoá to lớn.

    Khu di tích nhà Trần là khu di tích văn hoá đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia, vì vậy nó chẳng những thu hút các nhà nghiên cứu sử học, các nhà khoa học, các nhà văn hoá mà còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến thăm.

    Trả lờiXóa
  11. GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH THÁI BÌNH



    Thái Bình là một tỉnh thuộc Châu thổ sông Hồng với diện tích 1543,51 km2 và dân số trên 1,814 triệu người. Thái Bình mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Từ thời Vua Hùng dựng nước, cư dân nơi đây đã biết trồng lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đánh cá... Thái Bình không có núi, bốn bề là sông, biển bao quanh. Bờ biển dài 53 km có cảng biển.



    Diêm Điền, rừng ngập mặn Thuỵ Trường có nhiều loài chim quý hiếm và nhiều cồn, bãi bồi ven biển như: Bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, cồn Đen... Vùng đất này hình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử, đã tích tụ cả bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, vừa giàu truyền thống cách mạng, vừa giàu tài nguyên nhân văn với nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Chùa Keo, Đền Đồng Bằng, Khu di tích nhà Trần, nhà thờ Lê Quý Đôn, Khu lưu niệm Bác Hồ... Đây cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo trong tiêu dùng và ẩm thực. Thiên nhiên, truyền thống và con người Thái Bình là tài nguyên quý báu và nguồn tích của các loại hình du lịch đặc trưng riêng có như: Du lịch sinh thái đồng quê, tham quan nhà vườn, làng nghề, Du lịch nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội...



    Từ năm 2001 đến nay, thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã quan tâm nhiều đến phát triển du lịch, bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch đã được sắp xếp, tổ chức lại, thành lập ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội... Đầu tư xây dựng, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, các tuyến, điểm du lịch ven biển Đồng Châu, cồn Vành, cồn Đen, xây dựng các làng sinh thái, làng nghề tiêu biểu, xây dựng các chương trình, điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí hấp dẫn du khách, phát huy tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống của tỉnh gắn liền với tổng thể du lịch của đồng bằng Bắc bộ và cả nước, mở rộng dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế; từng bước đưa hoạt động du lịch vào nề nếp.



    Cùng với thế mạnh và tiềm năng du lịch sẵn có, Thái Bình ban hành các chính sách cởi mở, thông thoáng nhằm kêu gọi các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch. Du lịch Thái Bình chân thành chào đón các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Thái Bình, cùng du lịch Thái Bình hội nhập và phát triển.

    Trả lờiXóa
  12. Đường 29B về Kiến Xương-Tiền Hải đang được thi công mở rộng, sẽ là 1 tuyến đường đẹp trong tương lai gần

    Trả lờiXóa
  13. Hội Sáo Đền - Một lễ hội thả diều độc đáo
    Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo. Ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay đó là hội Sáo Đền. Hội Sáo Đền diễn ra từ ngày 20 đến 27 tháng 3 hàng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Những ngày diễn ra lễ hội bà con địa phương cùng du khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Vì về nơi đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.

    Ngày nay Sáo Đền được biết đến với trò chơi thả diều độc đáo. Cũng như mọi lễ hội khác ngoài phần lễ là phần hội. Phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, cờ người, bắn cung, bắt vịt... và trò thi diều sáo. Đã từ hàng trăm năm nay luật chơi không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Việc đó được làm với tất cả cánh diều nào vào cuộc thi. Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây ngay. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Những người cao tuổi trong làng cho biết: mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt được giải diều. Thi diều phải nhờ ở gió trời, vậy mà có năm vào ngày hội mà không có gió trời hoặc gió không đủ mạnh để đâm diều sáo, đến ngày 25 mà vẫn không có gió, sáng 26 là chính hội gió chỉ hiu hiu. Mọi người đến với lễ hội đã biểu hiện tâm trạng buồn vì có lẽ năm nay không được thi và xem thi thả diều. Nhưng đúng 11 giờ 15 phút trưa ngày 26 năm đó bắt đầu có từng cơn gió và sang đầu chiều gió đã đủ để tổ chức hội thi diều. Quả thực điều này khiến nhiều người phải ngạc nhiên, khó giải thích, theo các cụ nói đó là ''gió thần'', vậy là nhờ ''gió thần'' hội Sáo Đền không năm nào bị gián đoạn.

    Diều được giải nhất ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì sáo diều phải thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng sáo trong trẻo âm thanh giữa các sáo trong bộ sáo phải phối hợp cho nhau hài hoà, ngọt ngào, du dương... Nói về sáo, ngay xưa chơi diều còn buông bằng dây tre, làm cánh diều khung bằng 4 cây tre nối lại. Bộ sáo của chiếc diều có 2 chiếc. Chuyện còn kể lại rằng khi diều bổ xuống cánh đồng, chủ diều chưa kịp mang về, có người ăn xin đã chui được lọt vào chiếc sáo to của diều đó ngủ. Câu chuyện này được người dân nơi đây lấy làm tự hào và luôn kể cho khách thập phương về dự lễ hội.

    Trả lờiXóa
  14. Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Hội chính chùa Keo diễn ra từ ngày 13 - 15 tháng 9 âm lịch hàng năm


    Năm 1061 sau khi được triều đình nhà Lý cấp đất, chùa Keo được tôn tạo và mở rộng thành một đại danh lam, được liệt vào hàng đứng đầu cả nước lúc bấy giờ. Năm 1611, một trận hồng thủy đã kéo đổ chùa Keo. Năm 1630, chùa Keo được trùng tu, tái tạo lại trên diện tích 108.000 m2 đất, bao gồm 154 gian. Riêng diện tích xây dựng 17 công trình kiến trúc là 58.000 m2.







    Ngày nay chùa Keo tuy chỉ còn 107 gian, song đã là một trong 10 kiến trúc cổ nhất Việt Nam và là một trong 3 ngôi chùa đặc biệt. Chùa còn lưu giữ khá đầy đủ những di vật cổ, trong đó có hàng trăm pho tượng cổ thời Lê và nhiều bức trạm, bức khắc. . . Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ 17, cao 11,04m và có 3 tầng mái. Tầng 1 có treo 1 khánh đá dài 1,87m, tầng hai có quả chuông đúc năm 1686, tầng 3 và tầng thượng có chuông đúc. Lễ hội chùa hàng năm còn có nhiều trò chơi dân gian và các điệu múa, điệu hát cổ như: thi bắt vịt, thi nấu cơm, đua trải, múa ếch vồ, múa chải cạn. . .






    Dù cho cha đánh mẹ treo

    Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm

    Hai câu ca dao này đã cho ta thấy sự cuốn hút của hội chùa Keo hàng năm.

    Trả lờiXóa
  15. Bộ chăn ga gối Sông Hồng Doreamon D 15009 được sản xuất trên thiết bị hiện đại và giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm.

    Trả lờiXóa