Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Món ngon đâ't Thái Bình !!!

Thái Bình đâ't châ.t ngu'o'i` đông, Thái Bình đâ't lành chim đâ.u, Thái Bình quê mình chă'c cũng không ít các món đăc san, các điêm du ngoan lý thú. Mo.i ngu'o'i` cùng bô sung ít kinh nghiêm cho nhau đi, đê môi~ lâ`n xa xu' vê` lai. có dip cùng nhau thu'o'ng ngoan.


button


Quán Cá:






-----------------------------------------------------------------------


Nhà hang` Tung` Tùng:


Về Thái Bình ăn nhiều món thật ngon mà lại rẻ! Giờ thì vui với vài món đặc biệt (ko phải Thái Bình đâu):


1----------------------



Hôm nay có món “lẩu rồng”

Nhà hàng phục vụ tận mâm, xin mời!


2----------------------



Món ngon của chú Mèo Lười

Bánh mì kẹp với “chuột tươi”… thật thèm!


(Món này có nhiều ở vùng Bắc Ninh, Gia Lâm; đặc sản thịt chuột cho người đấy, không chỉ là mèo đâu- dĩ nhiên phải có chế biến)


3----------------------



Công ty dập thẻ ra - vào

Nếu không muốn muộn phải ào ào ăn nhanh!


4----------------------



Mời anh một chút phê cà

Vừa là giải khát, vừa là bồi dương (dưỡng)!


5----------------------



Chỉ là với ảnh chụp thôi

Uống nước bằng mũi thì tôi… vái dài!


6----------------------




Loại này dùng tắm cũng ngon

Rửa bát thế này lại... còn miễn chê!


Nắng Ấm Quê Hương

Nhạc sĩ
Thể hiện
Nắng Ấm Quê Hương

Sáng tác: Vĩnh An - Thể hiện: Trọng Tấn
**************************************************

Sáng tác : Vĩnh An

Biểu diễn : Trọng Tấn


Anh đến quê em một chiều nắng ấm,

Tiếng hát quê hương du dài theo sóng

Thái Bình ơi Thái Bình,

Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ


Mà trong nắng trong mưa,

Lúa vẫn lên xanh tốt,

Mà trong bom trong đạn

Đất vẫn cứ sinh sôi.


Thái Binh ơi, sao mà yêu đến thế,

Anh yêu em Diêm diền rừng phi lao gió hát

Anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu,

Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu


Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói

Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà,

Mời thầy mẹ sang chơi,

Để em thưa, để anh thưa


Cho em về quê mình, cùng làm lúa, cùng làm đay, cùng dệt cói, cùng đan mây

Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc,

Làm giàu cho quê hương.

Hỡi người em gái mà anh yêu thương

Thái Bình ta đó, mà em yêu thương


Miền quê đó Thái Bình

Để lòng ta yêu thương

**********************************************************


Bài Ca 5 Tấn

Nhạc sĩ
Thể hiện
Bài Ca 5 Tấn

Sáng tác: Nguyễn Văn Tý - Thể hiện: Thu Hiền

*******************************************************************


Sáng tác: Nguyễn Văn Tý

Trình bày: Thu Hiền


Trong tiếng súng cả nước cùng đánh Mĩ

Ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày

Đất với người cùng một dòng suy nghĩ

Ấy phải làm gì với tiền tuyến hôm nay

Ấy phải làm gì nắm phần thắng trong tay

Đất ơi! ba tháng mười ngày

Lúa sinh rồi ra cây lúa đẻ

Việc này lo ta cùng lo

Lo nước ấy phải đắp bờ

Tình tình ơi này! lo nước ấy phải đắp bờ

Ta lo phân phải chăm bao đầu lợn ấy

Muốn bông lúa to phải lo chọn giống gì

Nhớ câu xưa: nhị thục nhất thì

Nhiều công chăm bón ơ ơ

Cây gì, cây gì chẳng lớn ra

Hoa đỗ cũng thể hoa cà

Tình tình ơi này, hoa đỗ cũng thể hoa cà

Thương hoa xanh chẳng quên hoa vàng nhạt ấy

Có bông lúa to nhớ khoai lang đứng kề

Đã thương nhau cho trọn cả bề

Mẹ cha vun xới ơ ơ...

Ta về ta về cùng với nhau

***

Năm tấn thóc để góp phần đánh Mĩ

Một đoá hoa thơm mang tất cả sức trẻ già

Có máy hoà cùng nhịp đàn trâu bước

Có cả lòng người lẫn ban hợp tác chung lo

Có cả tình người giữ đàn cháu ngây thơ


Bấy lâu mới có bây giờ

Lúa ta càng tung đôi cánh mở

Cuộc đời ta thêm tự do

Có đất ấy chẳng nên bờ

Tình tình ơi này, có đất ấy chẳng nên bờ

Phân kia trôi để cho đau lòng ruộng ấy

Lúa kia xác xơ trách ai sao hững hờ

Tiếc công ai mười hẹn chín hò

Bài ca năm tấn ơ ơ

Đang chờ, đang chờ về với ta

May áo cũng phải xem tà

Tình tình ơi này, may áo cũng phải xem tà


Thâm canh xen chỉ thêm nên từng việc ấy

Nắm bông lúa to thấy ra bao ý tình

Đất quê ta chung thủy Thái Bình

Bài ca năm tấn ơ ơ

Vươn mình, vươn mình về khắp nơi

Cây lúa nói chẳng lên lời

Tình tình ơi này, cây lúa nói chẳng lên lời

Ai ra đi để cho yên đồng ruộng ấy

Lúa thương nhớ ai lúa ra nơi chiến trường

Bát cơm thơm yên dạ đá vàng

Miền Nam ta thắng ơ ơ

Lúa càng trĩu bông...


Dien dan QLTB


Rum TB button Rum TB


13 nhận xét:

  1. Bánh cáy
    Từ các sản vật nông nghiệp dễ có đến hàng nghìn loại bánh, kẹo hoặc hơn nữa được làm ra ở các vùng quê Việt Nam. Bánh chưng, bánh dầy thì đã trở thành bánh của cả dân tộc. Nhưng cũng có những loại bánh được gắn liền với từng vùng quê nơi sinh ra nó như: bánh đậu xanh Hải Dương, mè xửng Huế, bánh phu thê, bánh xèo, kẹo dừa, kẹo cu đơ Bánh cáy cũng là một loại bánh dân dã mà ngoài quê lúa Thái Bình thì chưa thấy ở đâu có. Ngay cả ở trong tỉnh Thái Bình, chỉ bánh cáy được làm bởi những nghệ nhân làng Nguyễn (huyện Đông Hưng) mới là loại ngon nhất và có tiếng nhất.

    Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng, rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn quê hương của bánh cáy. Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm song đồ quí tiến vua thì chỉ có bánh cáy. Các cụ già trong làng kể lại: ngày xưa khi quan đại thần triều đình đi kinh lý vùng châu thổ, khi qua làng Nguyễn được dân dâng lên tiến vua vào mỗi dịp tết đến.

    Làm bánh cáy khá phức tạp. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn

    Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn.

    Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.

    Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.

    Nghe tên bánh cáy nhiều người ngỡ đây là loại bánh làm từ con cáy biển, nhưng không phải. Bánh cáy được làm hoàn toàn bằng gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cũng như các loại hoa lá để tạo mầu cho bánh. Dân gian có truyền thuyết rằng loại bánh này là do thần cáy biển ban cho. Thuở ấy, cả một vùng phía tây tỉnh Thái Bình vẫn còn là những bãi lầy ven biển. cửa biển Đan Nhai cách không xa làng Nguyễn là mấy Không biết truyền thuyết kia đúng được bao nhiêu phần nhưng nếu nhìn kỹ lát bánh cáy, những màu vàng trắng xen lẫn hồng cam cho ta cảm giác nó giống như trứng cáy. Cũng có thể đây là lý do mà loại bánh cổ truyền này có tên là bánh cáy. Nhưng có lẽ do loại bánh cổ truyền này có vị hơi cay khi ăn nên gọi là bánh cay, rồi dần dần gọi lệch sang thành bánh cáy

    Những hôm tiết thời se lạnh, có đĩa bánh cáy xắt miếng, ăn nhẩn nha bên ấm trà xanh nóng thì thật tuyệt vời. Cảm giác ngọt, bùi, béo đan chen độ giòn lép xép, độ dẻo, độ dai mềm mại, người ăn thấy khoan khoái nhẹ nhàng. Vị gừng hơi cay, nhưng nóng làm cho người ăn cảm giác như khỏe ra, tiết trời như ấm lại.

    Trả lờiXóa
  2. Canh cá Quỳnh Côi
    Gọi là canh cá nhưng đây không phải là cá nấu chua mà là một món ăn điểm tâm như phở hay mì. Chỉ riêng ở thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ, Thái Bình) nhỏ bé đã có tới hàng chục quán canh cá mà lúc nào cũng tấp nập. Để có món canh cá, người ta phải rất công phu ngay từ khâu chọn nguyên liệu.

    Bánh đa để làm món canh cá làm từ thứ gạo ngon, không dẻo quá hoặc khô quá. Gạo xay bột tráng bánh không được ngâm chua, xay vài lần cho thật mịn với nước mưa hoặc nước lọc. Múc thứ nước bột đó lên, sờ vào thấy mịn đến mát tay, nhìn vào như một tấm lụa trắng nõn nà. Bánh đa phải được tráng thật chín, mỏng, có thể thái to hoặc nhỏ, phơi tái hoặc khô giòn tùy yêu cầu của khách. Nếu tráng chưa thật chín khi làm canh cá, bánh đa sẽ bị nát, nước dùng có màu trắng đục mất ngon. Nghề tráng bánh đa này ở Quỳnh Côi là nghề cổ truyền, người ta không cần cho hàn the hoặc thứ gì khác vào mà vẫn giữ được vị dai, giòn. Thứ bánh đa đặc biệt này phơi khô có thể để dành dùng lâu.

    Có bánh canh rồi, bước quan trọng tiếp theo là chế biến nước dùng. Cá dùng ở đây là cá lóc, cá chép, cùng lắm mới là cá trắm nhưng phải là thứ trắm đen. Cá lóc, cá chép, cá trắm phải là cá đực (không dùng cá cái), vì cá đực nhiều thịt. Người ta luộc kỹ cá, gỡ lấy thịt đem rán cho săn lại. Xương cá giã nát lọc với nước luộc cá để làm nước dùng. Thứ nước này thật trong, ngọt. Thì là, rau rút, vài đoạn rau cần, mấy miếng ớt tươi thái chéo là những thứ không thiếu được của món canh cá.

    Trả lờiXóa
  3. Xôi cốm xã Đoan



    LàngTúc ngày xưa, có tên cổ là Đoan Túc thuộc phường Tiền Phong, TP Thái Bình. Từ bao đời nay, làng có giống lúa nếp hương đặc sản, để nấu món xôi cốm lá gừng tiến Vua.


    Lúa nếp đặc biệt này, gieo trồng cấy hái, chăm bón cũng không có gì cầu kỳ, đặc biệt so với các loại lúa nếp thường trồng. Vào khoảng thượng tuần tháng chín âm lịch, lúa được gặt về, tuốt cho thóc ra thóc, rơm ra rơm. Thóc sấy kỹ, cho vào nồi to luộc lên, sôi chừng ba xấp thì vớt ra đem phơi nắng cho săn trở lại. Thóc săn, đem xay, sàng sẩy hết trấu và vỏ tạp. Hạt gạo không trắng mà xanh xanh, vàng vàng mầu rơm chưa khô hẳn, mềm mềm, mòng mọng, nhìn đã thấy thích mắt. Gạo nếp này đem rang lên thì được thứ cốm rang, vẩy qua một lần nước âm ấm đem giã thành cốm dẹp. Nếp làng Túc chỉ để làm xôi cốm thơm ngon không nơi nào có được.


    Làm 1 kg gạo nếp cốm cho 5 người ăn, trước hết ta đem sẩy thật sạch, nhặt sạn, không phải đem vo như gạo thường. Dùng một nắm lá gừng, rửa sạch, giã nát, hòa nước, vắt bỏ bã. Nước gừng sau khi lọc đem ngâm gạo độ 30 phút là vừa, ngâm quá xôi sẽ bị nhão.


    Gạo ngâm xong có mùi thơm và mầu xanh của lá gừng, đổ ra rá cho ráo nước rồi cho vào chõ bắc lên bếp. Nếu không có chõ thì đổ cả gạo và nước là gừng vào nồi cơm điện, nấu như nấu cơm bình thường. Nhớ là nước chỉ cần xăm xắp mặt gạo là được. Mỡ nước, hành hoa, và độ nửa lạng thịt ba chỉ thái hạt lựu phi thơm xào chín, nêm muối mì chính, đợi xôi chín thì đổ cả vào chõ đánh đều lên. Khi đánh cần nhẹ tay cho hạt xôi không bị nát.


    Xôi cốm thơm mùi nếp hương và mùi lá gừng. Màu xôi cốm xanh trắng cũng đủ ngon, khi ăn, vị nếp ngòn ngọt, có vị thịt xào ngây ngậy, càng làm cho chất lượng của xôi tăng lên, ăn một lần mà nhớ.
    (Báo Nhân dân)

    Trả lờiXóa
  4. Ngọt thơm hương cốm

    Ở chốn đô thành vào mỗi sớm đầu thu, người Hà Nội không quên ra phố mua một chút cốm xanh làng Vòng gói trong lá sen để ăn rả rích cả ngày. Sau này có lẽ để khỏi bâng khuâng luyến tiếc mỗi độ Thu đi mang theo cả cái thú nhâm nhi nhai thật chậm, thật kỹ từng hạt cốm, không chỉ của riêng phái nữ người Hà Nội đã sản xuất thêm bánh cốm, nấu chè cốm, làm cốm chiên... quanh năm bốn mùa. Người được thưởng thức những đặc sản từ cốm thì rất nhiều nhưng chẳng mấy ai biết được nguyên liệu làm ra những đặc sản ấy lại sinh thành ở tận vùng quê lúa của "Chị Hai năm tấn"



    Chúng tôi đã tìm về Đồng Thanh - Vũ Thư trong tâm trạng vừa hồi hộp, vừa háo hức của những kẻ sắp khám phá nhiều điều mới lạ. Xe vừa lăn bánh đến đầu làng Thanh Hương đã thấy ngay không khí sôi động của một làng nghề truyền thống ngàn đời làm cốm. Dọc hai bên đường trải dài những tấm bạt khổng lồ phơi cốm, thấp thoáng bóng thôn nữ thoăn thoắt hai tay đảo thành những vòng lượn đẹp mắt. Giữa màu đỏ rực rỡ của bạt, những hạt cốm phơn phớt xanh thẹn thùng phơi mình dưới tia nắng vàng sóng sánh như rót mật. Anh bạn đồng nghiệp đi cùng tôi nói rằng đã lâu mới thấy lòng phơi phới trước bức tranh thiên nhiên đậm nét chấm phá như vậy; và nếu không về tận thôn quê, người thành phố với cuộc sống ngày càng sung túc làm sao cảm nhận hết được thứ hạnh phúc bình dị từ mỗi vụ mùa bội thu của những người nông dân. Để có những hạt cốm này người dân Thanh Hương không chỉ quanh năm vất vả chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời gieo cấy bằng được giống nếp cái hoa vàng trên đồng ruộng mà dồn cả dòng máu nhiệt huyết truyền thống của gia tộc làm nghề, sự hy vọng, khát khao đổi đời đẩy lùi nghèo đói vào quy trình làm cốm. Anh Nguyễn Viết Toạ - người con của một gia đình có nghề gia truyền ở làng Thanh Hương cho biết: Xưa kia từ đời ông cha, cốm chỉ được bán vào những ngày tuần, và tập trung làm nhiều nhất vào rằm tháng Tám âm lịch. Sau này khi đã trưởng thành và có gia đình riêng, phải tự tạo lập cuộc sống bằng chính nghề gia truyền, anh Toạ luôn băn khoăn tự hỏi liệu có thể sản xuất cốm quanh năm bốn mùa? Và điều quan trọng hơn là nếu sản xuất được quanh năm bốn mùa thì đâu là thị trường tiêu thụ? Cất công đi khảo sát nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội anh thấy rằng ngoài cốm dẻo hạt nguyên chất, còn có rất nhiều sản phẩm từ cốm được người dân lựa chọn cho các dịp lễ hội, cưới hỏi... Đây là cơ hội lớn để cung cấp một lượng lớn nguyên liệu cốm hạt đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất bánh cốm, chè cốm, cốm chiên. Rời chốn đô thành phồn hoa, anh Toạ trở lại làng quê, nhanh chóng bắt tay vào quy trình làm cốm với qui mô mở rộng thay thế mọi thao tác thủ công bằng các loại máy móc khá hiện đại. Vẫn giống thóc nếp cái hoa vàng vừa thơm vừa dẻo thu hoạch đúng thời kỳ vào mẩy, sau khi đãi sạch đem rang với cát sẽ đưa vào máy giã, tuỳ từng loại cốm định sản xuất để lựa chọn thời gian giã thích hợp. Hạt cốm đẹp, có bóng, có mỏng đều, tròn mịn - không giãn nứt đảm bảo độ phơn phớt xanh hay không phụ thuộc vào bàn tay người làm cốm. Từ việc ngâm thóc, đãi thóc, hãm lửa rang thóc đến khi giã thóc đánh bóng cốm là cả một nghệ thuật gia truyền. Bởi chính nghệ thuật gia truyền riêng có ấy mà các loại cốm của làng Thanh Hương luôn được khách hàng khó tính nhất của Hà Nội chọn làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ cốm. Riêng gia đình anh Toan, vào mùa cưới hỏi, ngày cao điểm cung cấp tới 2,5 tạ cốm hạt cho thị trường Hà Nội, những ngày bình thường lượng thóc sản xuất cốm cũng đạt 1 - 1,2 tạ/ngày (bình quân cứ 1kg thóc sản xuất được 0,6 kg cốm).
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  5. (tiếp theo)
    Trò chuyện cùng chúng tôi, Chủ tịch xã Nguyễn Hữu Lĩnh khẳng định nghề làm cốm cùng với hơn 40 nghề TTCN, thương mại - dịch vụ khác (chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất toàn xã) những năm gần đây đã tạo bước tăng trưởng phát triển vững chắc, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực cho Đồng Thanh - một xã vẫn được coi là vùng sâu vùng xa của huyện Vũ Thư. Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho gần 100 hộ làm cốm của 2 làng Thanh Hương và Đồng Đại, ngay trong vụ Xuân 2007, xã tập trung mở rộng diện tích gieo trồng 246 mẫu giống nếp N87, chiếm 50% diện tích lúa nếp các loại và 30% tổng diện tích vụ Xuân. Đồng thời, ưu tiên cho các hộ vay vốn đầu tư máy móc vào sản xuất, phấn đấu đạt vượt sản lượng 6 tấn cốm mỗi ngày...Chia tay nơi ngọt ngào hương cốm, chúng tôi tin rằng việc khéo léo kết hợp nhịp nhàng giữa nghệ thuật tinh hoa của nghề gia truyền và sự nhạy bén, linh hoạt trong mối quan hệ cung cầu phức tạp của cơ chế thị trường sẽ giúp những người dân làng Thanh Hương nói riêng, xã Đồng Thanh nói chung không chỉ đạt mơ ước đẩy lùi cái nghèo mà còn nhanh chóng biến cái khát khao vươn tới cái giàu chính đáng trở thành hiện thực.


    Báo Thái Bình

    Trả lờiXóa
  6. Ngoài Bánh Cáy Thái Bình còn có một số món quà đặc sản độc đáo khác cũng mang hương vị rất riêng của làng quê truyền thống Thái Bình:



    Ổi Bo:

    Cứ đến độ tháng 7, 8, 9, 10 ven đường quốc lộ số 10 từ ngã tư Gia Lễ đến cầu Tân Đệ, ở đâu ta cũng thấy từng thúng, từng sọt ổi quả to, quả nhỏ xen nhau trông thật vui mắt. Bổ quả ổi ra cùi dày, trắng, ruột nhỏ, ăn miếng ổi vị ngọt, đượm, giòn, hương thơm làm ta dễ quên đi những mệt nhọc, những bộn bề công việc hàng ngày, chẳng thế mà khách thập phương khi đến Thái Bình đều tìm mua ổi Bo để thưởng thức đặc sản của miền quê lúa. Nếu chẳng may không gặp thời vụ thì đó cũng là một sự thiệt thòi đáng nhớ. Ổi Bo nổi tiếng từ lâu và đã được vinh dự cùng với cam, bưởi, của những nơi khác có mặt trong vườn quả của Bác. Ổi Bo ra đời cách đây khoảng 70 - 80 năm. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ổi này được bán ở đầu cầu Bo, song vì không có tên riêng nên nhân dân gọi là ổi cầu Bo. Có một điều mà nhiều người vẫn chưa từng biết đến - đó là cách ăn ổi. Ổi Bo ngắt từ trên cây xuống, mang rửa sạch, dùng tay bấu bỏ cuống, núm rồi cứ thế cắn ăn mới thấy hết cái hương vị thơm ngon của nó. Ổi Bo được trồng nhiều ở xã Hoàng Diệu - Thành phố Thái Bình.

    Trả lờiXóa
  7. Gỏi nhệch:

    Ở vùng quê ven biển Thái Thuỵ (Thái Bình) ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Nhệch được làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2-3cm. Mỗi đoạn đó lại được khía làm nhiều khúc nhỏ, không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, riềng giã nhỏ, thính gạo nếp,… chờ cho "dậy mùi" là được. Nước dùng chỉ bao gồm 2 vị chua ngọt, vị chua được lấy từ quả chay (hay cà chua) luộc lên mà thành, vị ngọt được tạo nên từ đường. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô,… . Sự góp mặt của các loại lá dường như tạo cho miếng thịt thơm ngon và bùi hơn, cùng với sự giòn tan của xương, vị chua, ngọt của quả chay và đường… tạo ra món gỏi rất riêng của Thái Bình.

    Trả lờiXóa
  8. Bánh giò Bến Hiệp
    ---------------------
    Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm được, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò. Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp". Con trai thứ ông cụ hiện đang có cửa hiệu làm ăn phát đạt nhất khu vực nói: “Đây là nghề tương đối ổn định, làm quanh năm suốt tháng. Gia đình tôi và những hộ làm bánh khác đã giải quyết được lao động nông nhàn, có thu nhập. Chúng tôi còn tận dụng bột rơi vãi, nước vo gạo để chăn nuôi lợn gà. Hộ nào cũng cố giữ lấy chữ tín đảm bảo bánh tiêu thụ được thường xuyên. Để có chiếc bánh ngon phải thật công phu. Chọn thứ gạo tẻ không khô, không dẻo, không gãy, không được xát trắng, vo kỹ bằng nước sạch, mà nước mưa là tốt nhất. Phải lựa thịt mỡ lợn tươi ngon, thịt thủ hoặc thịt mỡ “đài cảnh” mới đảm bảo. Loại thịt mỡ này không nẫu, không nhũn mà rất ngậy. Hạt tiêu phải là thứ tiêu sọ thơm dịu. Mộc nhĩ (nấm mèo) cũng là thành phần không thể thiếu của nhân bánh. Bánh giò làm bằng bột tẻ nên khi ăn bóc không dính. Lá gói phải lựa lá bánh tẻ, lá chuối goòng. Bí lắm mới dùng lá chuối tiêu. Thợ gói bánh cũng phải luyện khéo tay, mau lẹ để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ tuyệt không bị xổ ra. bánh giò không cho hàn the, luộc chín vừa, không nồng và rất đảm bảo vệ sinh. Loại bánh này lành, khoái khẩu, ai cũng dùng được./.

    Trả lờiXóa
  9. Mọc Mò (Thái Bình)
    Mấy ai chốn thị thành đã được thưởng thức mọc mò, nếu có chăng cũng chỉ là một dịp may nếm thử ở vùng quê nào đó. Những người đã từng một lần cảm nhận hương vị, chắc chẳng thể nào quên được cái ngọt đậm thơm của lòng gà mái tơ vừa giòn, vừa ngậy, quyện hương quýt, cay nồng vị ớt gói trọn trong cái ngăm ngăm rất đằm của lá cây mò.

    Gắp một miếng mọc mò nóng, thả nhẹ vào bát nước chấm pha cho dù ngoài trời đông lạnh giá, lưỡi vẫn tê rần cái cay xé họng của ớt, bụng vẫn ấm vị tiêu xay. Ăn mọc mò, người ta phải xuýt xoa, ứa tràn nước mắt, đến khi đó mới cảm nhận hết được cái ngon của hương vị quê nhà.

    Trước đây, mọc mò chỉ được coi là một món ăn dân dã của người làng Phần (Thái Sơn, Thái Thụy, Thái Bình). Nhưng tiếng lành đồn xa, chẳng mấy chốc cái món ăn bình dị, dân dã nhưng lại ngọt nước đậm hương ấy đã trở thành một món quý trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở nhiều vùng quê.

    Làm mọc mò không khó, nhưng bí quyết để có được mùi vị đặc trưng khiến ăn một lần là nhớ mãi thì không dễ. Cũng như rươi không thể dậy mùi khi thiếu vị hăng của vỏ quýt, bát bún thang chẳng thể ngon nếu thiếu một đầu tăm tinh dầu cà cuống, mọc mò sẽ mất vị, giảm hương nếu không có lá mò.

    Chẳng hiều vì sao, nhiều nơi, người ta lại gọi lá mò là cây đỏ mắt. Có lẽ chỉ là đỏ mắt tìm đối với những bà, những chị muốn làm cho chồng món ăn của quê nhà, nhưng tìm mãi không ra thứ lá cây làm nên vị nhớ ấy. Thực tình, đó là cái khó của các bà nội trợ nơi phố hội, chứ ở thôn quê, lá mò mọc hoang chẳng bao giờ là thứ khó kiếm. Những cây mò lá xanh hình tim, to bản, hoa đỏ hoặc trắng, có mặt ở rất nhiều vùng thôn dã. Một số nơi, người ta còn lấy rễ và thân cây mò, làm thuốc nam chữa phong thấp.

    Để làm nên hương vị đặc trưng của mọc mò, lá được lựa thường là những chiếc xanh không già quá, cũng không non quá. Nếu lá già mọc sẽ bị khô, lá non sẽ nát, món ăn mất ngon. Nhân mọc mò được làm bằng lòng gà, nhưng phải là gà mái tơ sắp đẻ, trứng non đã kết chùm. Lọc bỏ phần ruột già, lòng gà được băm nhuyễn cùng với thịt ba chỉ. Những cọng hành xanh thỏi sẵn đem trộn đều với nhân, cùng tiêu ớt mắm, đi kèm với rau thơm và vỏ quýt. Đặc biệt, trong món mọc mò không thể thiếu tiết gà băm nát và trứng gà trộn để tạo vị ngọt thơm.

    Thưởng thức mọc mò có rất nhiều cách. Người ta có thể luộc hoặc hấp chín tới, tránh để quá lửa mọc sẽ bị nồng. Nhưng thú hơn cả có lẽ là ăn mọc mò với nước chấm pha có dằm thêm vài lát ớt chỉ thiên để thấy được cái ngọt của miếng mọc dậy mùi mắm ớt, hoà lẫn với vị đắng thơm hơi ngai ngái, rất đặc trưng của lá mò. Ăn một lại muốn ăn hai, ăn rồi thì muốn ăn mãi.

    Khi cuộc sống đổi thay, chắc hẳn nhiều món ăn nơi thôn dã sẽ bị lãng quên bởi những món cao sang nơi phồn hoa đô hội. Nhưng đối với những người còn nhớ tới quê nhà, hẳn sẽ còn khoắc khoải mong nhớ vị đậm đà của món mọc mò xưa.


    Quỳnh Anh (VietNamNet)

    Trả lờiXóa
  10. Những địa chỉ ăn uống đáng nhớ ở TB:
    Nhà hàng Anh Anh
    10 phố Đốc Nhưỡng, TP. Thái Bình, Thái Bình.
    Tel: (036) 835236
    Nhà hàng ăn uống dân tộc Anh Anh được xây dựng từ năm 1988 với 6 phòng ăn đầy đủ tiện nghi.
    Quán Cá
    280 phố Lý Thái Tổ, TP. Thái Bình, Thái Bình.
    Tel: (036) 834747
    Quán cá được xây dựng từ năm 1996 với tất cả 14 phòng ăn.
    Hiện nay Quán Cá xây mới ở đường Trần Phú, đối diện UBND Thành phố TB.
    Nhà hàng Tùng Tùng
    162 Tổ 5, phố Trần Thánh Tông, TP. Thái Bình, Thái Bình.
    Tel: (036) 840284
    Nhà hàng Tùng Tùng được xây dựng từ năm 2000 với tất cả 20 bàn ăn. Nhà hàng nhận các yêu cầu của khách như: cưới, hội nghị, liên hoan, tiệc sinh nhật...

    Trả lờiXóa
  11. Thơm ngon hạt cốm Thanh Hương
    Thái Bình có làng Thanh Hương chuyên làm cốm. Làng nằm ở phía tây huyện Vũ Thư, giáp bờ sông Hồng, thuộc địa phận xã Đồng Thanh.

    Người Thanh Hương làm cốm chẳng rõ tự bao giờ. Chỉ biết rằng, hình như trời sinh ra người làng này để làm nghề cốm. Lá sen xanh mươn mướt, hạt cốm xanh lưu ly, sợi rơm cây lúa xanh rờn đã bao đời gắn bó với người dân một nắng hai sương vùng châu thổ sông Hồng này.

    Thời trước, khi nền kinh tế còn eo hẹp, sản lượng cốm làng nghề rất "khiêm tốn". Ngày ấy, người làng Thanh Hương phải tự cấy lấy giống nếp cái hoa vàng và mọi công đoạn chế biến đều bằng thủ công. Từ bông lúa non ra thành hạt cốm là cả một quá trình vất vả. Lúa non gặt về không được vò, không được đập mà phải dùng đũa ăn để tuốt ra từng hạt. Trong ngày, những hạt thóc đều chằn chặn ấy phải được rang ngay bằng nồi gang dầy, củi đun phải chọn thứ củi cháy âm, không to không nhỏ, có thế hạt cốm mới có vị ngọt tự nhiên, ngọt tựa sữa mẹ. Công việc rang thóc, chỉ được giao cho người có tay nghề cao. Thóc rang vừa lửa, còn đang nóng phải đổ vào cối giã ngay. Giã cốm là công đoạn tinh vi nhất. Chày giã không nặng quá, không nhẹ quá, giã phải đều chân, không được giã chậm vì giã chậm thóc nguội cốm sẽ vỡ, cốm không bẹp và bị vón. Người giã đã khéo, kẻ đảo cốm trong cối còn phải khéo hơn, đảo từ dưới lên, đảo từ trên xuống, đảo xoáy vòng tròn cho đều, không lỏi. Cốm được giã, sàng sảy sạch trấu bụi xong rồi mới là cốm mộc, đừng vội ăn ngay, còn phải trải qua công đoạn hồ cốm. Người ta lấy mạ, lá gừng giã ra hoà với nước thành thứ phẩm mầu xanh lá cây, đem trộn vào cốm mộc. Đường trắng mộc mạc là thế, giờ xanh mầu lưu ly xinh như thôn nữ trăng tròn.

    Theo lời ông chủ một cơ sở sản xuất cốm thì thị trường tiêu thụ cốm của làng nghề chủ yếu là ở Hà Nội. Ông bảo người Hà Nội nổi tiếng sành ăn, không chỉ sành ăn cốm mà từ cốm họ còn "nghĩ" ra nhiều món ăn cao cấp khác. Họ chế ra bánh cốm, chè cốm, cốm nén, đặc sắc nữa là rượu cốm. Nghe bảo, một cân cốm 6 ngàn đồng cộng với tiền men tiền công vào 2 ngàn nữa là 8 ngàn, sẽ có được gần lít rượu đặc biệt, giá 30 ngàn đồng. Bây giờ, việc đi lại dễ dàng, tầu khách Bắc - Nam chạy hơn 30 tiếng đồng hồ cho nên cốm được "lưu hành" toàn quốc. Bánh cốm có mặt ở hầu hết các nhà hàng bánh kẹo, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế... đâu đâu cũng có. Thậm chí, ở những khách sạn sang trọng 3 - 4 - 5 sao đã xuất hiện đặc sản bánh cốm, rượu cốm. Ông chủ lò cốm còn quả quyết: Cốm Thanh Hương khoác nhãn Hà Nội đã được xuất ngoại. Khách nước ngoài rất ưa chuộng. Đã có một đám cưới, cô dâu người úc thách cưới cả ngàn bánh cốm, cả trăm chai rượu cốm.

    Trả lờiXóa
  12. Dè mực nhúng dấm
    ***************************
    Thái Bình, quê tôi có món dè mực nhúng giấm vừa bổ, vừa ngon, rẻ tiền, ai ăn một lần cũng khó quên.

    Dè mực là hai bên vây con mực, dè cứng, giòn hơn mình mực. Khi con mực được lột da làm hàng xuất khẩu, dè được bán ra thị trường với giá 3-4 nghìn đồng/kg. Nếu dùng cho 6 người ăn ta chỉ cần 2kg dè là đủ. Cách làm như sau:

    2kg dè mực (mực ống) tươi, được lột da trắng, rửa sạch rồi dùng dao cứa ngang tạo những đường rãnh nhỏ, cắt từng miếng vừa phải. Dùng 2 thìa cà-phê nước cốt chanh, 3 thìa cà-phê đường, 2 thìa mì chính, 1 thìa tiêu bột, 2 thìa muối, lưng (nửa) bát giấm nuôi trộn đều vào dè, 3 của tỏi và 4 củ hành giã nhỏ trộn lẫn vào dè và để ướp trước khi ăn khoảng một giờ.

    Nước mắm chấm gồm: tỏi, me, ớt, đường, giã nhỏ cho nước mắm vào khuấy đều.

    Rau sống: Dưa chuột, khế, hành lá, rau thơm, bánh tráng nướng giòn.

    Khi ăn đặt xoong lên bếp, đổ 2 bát nước dùng. Đợi nước sôi xúc ít dè một (đủ ăn) đổ vào xoong, đợi nước sôi sủi thì vớt dè ra đĩa (không nên để chín quá dè sẽ ra nước, nhũn mất ngon). Lúc nào dè sẽ xoắn theo đường dao cứa trông đẹp như những bông hoa, mùi thơm của dè, giấm và gia vị tỏa ra ngào ngạt, thật... hấp dẫn. Dè nóng cặp bánh tráng nướng, ăn với rau sống, chấm nước mắm và nhâm nhi với ly rượu đế, quây quần quanh bếp lửa với gia đình, bạn bè trong ngày nghỉ thì thật thú vị.

    Chỉ cần lột sạch dè và rửa bằng nước muối, bỏ vào tủ lạnh, dè vẫn tươi nguyên, tiện lợi khi dùng.

    Trả lờiXóa
  13. rượu ốc ở Thái Bình cũng ngon ra trò em à, khi nào về quê ghé vào quán LEN ỐC nhé !

    Trả lờiXóa