Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009

Đông Anh- Đô thi. mo'i' Bă'c sông Hông`

Lây' sông Hông` lam` trong. tâm thanh` phô', tu'o'ng tu'. nhu' Pa-ri, So' -un va` nhiêu` thu? đô khac'. Đông` tho'i` tôn tao. Khu di tich' Cô? Loa thanh` ky? niêm. 1000 năm Thăng Long -Hà Nôi. (ĐT: 0915.307.808)


Web HA` NÔI: http://www.hapi.gov.vn/


http://www.hanoimoi.com.vn


http://www.htv.org.vn/




Quy hoach. Khu ĐTM Băc' sông Hông` thuôc. Đông Anh http://picasaweb.google.com/ctthanhtung/NgAnhHN/photo#5049585529971537202 Quy hoach. chi tiêt' Khu ĐTM Băc' sông Hông` thuôc. Đông Anh


Hà Nôi. hiên. nay Hà Nôi. phô' cô?

7 nhận xét:

  1. Quy hoạch tỷ lệ 1/500 khu tái định cư phục vụ GPMB dự án cầu Nhật Tân và đưống 5 kéo dài
    ----------------------------------------------------
    Ngày 19/5, Sở Quy hoạch kiến trúc, Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn và UBND huyện ÿông Anh đã tổ chức công bố quy hoạch chi tiết khu tái định cư phục vụ đốn bù giải phóng mặt bằng cầu Nhật Tân, quốc lộ 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị tỷ lệ 1/500 tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

    Khu vực quy hoạch có tổng diện tích 11ha, phía bắc giáp thôn Ngọc Thị, đông giáp thôn Vĩnh Thanh, nam giáp đê sông Hồng, tây giáp đưống gom nối cầu Nhật Tân với quốc lộ 3a. Dân số toàn khu vực có hơn 1.000 ngưối.

    Theo quy hoạch tỷ lệ 1/500, tại phía nút giao thông cầu Nhật Tân bố trí các công trình công cộng, bãi xe, tổ hợp công trình nhà ở - văn phòng 15-19 tầng với kiến trúc hiện đại. Tại phía đông và bắc khu qui hoạch, bố trí các công trình cao 3-5 tầng, thấp dần vố phía làng xóm. Tại đây, có trưống THCS, nhà trẻ, mẫu giáo, vưốn hoa, sân chơi...

    ÿược biết, tại xã Vĩnh Ngọc UBND thành phố cũng đã có quy hoạch khu công viên cây xanh kết hợp với di chuyển các phần mộ phục vụ GPMB dự án cầu Nhật Tân và đưống 5 kéo dài. Như vậy, đưống giao thông trên địa bàn này có tuyến đưống 5 kéo dài, giáp phía đông bắc là đưống chính đô thị. Tuyến đưống khu vực phía đông bắc khu đất là tuyến nối từ đê Tả hồng đến đưống 5 kéo dài. ÿưống trong khu vực công viên cây xanh có tuyến đưống giữa 2 khu công viên cây xanh và khu nghĩa trang có mặt cắt đưống 16,5m; đưống nội bộ khu công viên cây xanh có mặt cắt 12m; đưống trục chính khu nghĩa trang có mặt cắt 12m; đưống nội bộ khu nghĩa trang có mặt cắt 8,5m. Xây dựng 2 bãi đỗ xe tập trung trong khu công viên cây xanh với tổng diện tích 1 nghìn m2.

    Mạng lưới thoát nước mưa là hệ thống thoát nước riêng tự chảy theo hướng tây nam - đông bắc ra sông Thiếp - sông Ngũ Huyện Khê và theo hướng đông bắc - tây nam ra lạch Vĩnh Thanh... Nguồn cấp nước cho khu vực quy hoạch được lấy từ đưống ống xây dựng dốc tuyến đưống 5 kéo dài... Hệ thống cấp điện, được lấy từ trạm biến áp khu tái định cư Xuân Canh... Thông tin liên lạc được xây 1 tủ cáp thuê bao dung lượng khoảng 50 số đấu nối tổng đài của huyện Đông Anh thông qua tuyến cáp trục...
    -----
    Xuân Canh la` no'i tôi sông'

    Trả lờiXóa
  2. Qui hoạch thủ đô đến năm 2020




    TT - Sông Hồng sẽ trở thành trục chính chảy qua giữa lòng thành phố Hà Nội. Theo qui hoạch Hà Nội đến năm 2020, sẽ có năm cây cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Tứ Liên, Thượng Cát được xây mới theo lộ trình làm cầu nối giữahai đô thị bên bờ bắc và nam sông Hồng.


    Kết nối với các tỉnh phía bắc, nam

    Theo qui hoạch thủ đô Hà Nội vừa được Chính phủ phê duyệt, sông Hồng trong tương lai sẽ trở thành trục chính giữa lòng thủ đô. Thành phố sẽ được mở rộng theo hai hướng nam và bắc sông Hồng. Theo hướng phát triển về phía bắc sông Hồng dựa trên qui hoạch đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện cho việc mở rộng và liên kết với các tỉnh phía bắc. Theo hướng phát triển này sẽ kết nối với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

    Theo qui hoạch, khu đô thị bắc sông Hồng sẽ được xây dựng theo ba giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 từ năm 2005 - 2010, tập trung việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm. Giai đoạn 2 từ năm 2010 - 2015 sẽ bao gồm việc mở rộng phát triển khu đô thị theo hướng sân bay Nội Bài, bám theo ba trục khu vực đông bắc cầu Thăng Long - Nội Bài, tuyến đường 5 kéo dài, trục đường theo cầu Nhật Tân - quốc lộ 3. Giai đoạn ba từ năm 2015 - 2020 là giai đoạn hoàn thiện cơ cấu không gian toàn bộ khu đô thị.

    Để đảm bảo các mục tiêu phát triển theo hướng qui hoạch trên, tại khu vực phía bắc cầu Thăng Long, quĩ đất dành cho xây dựng đô thị khoảng 3.850ha (đến năm 2020). Tại vị trí này sẽ là khu đô thị mới phát triển tổng hợp với nhiều chức năng. Trong đó bao gồm nhiều công trình, khu công nghiệp tập trung, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh -khu thể dục thể thao, khu dân cư, Trung tâm Tài chính quốc tế Phương Trạch.

    Các dự án khu vực, có sân gôn Daeha, Khu công nghiệp Sumitomo, khu đô thị mới NorBridge. Khu Cổ Loa sẽ xây dựng đô thị với quĩ đất khoảng 3.246ha. Khu vực huyện Đông Anh sẽ xây dựng đô thị với quĩ đất khoảng 1.430ha. Chỉ tiêu nhà ở bình quân là 18 - 20m2/người.

    Hướng phát triển về phía nam sông Hồng, tại khu vực nam Thăng Long và năm phường quận Tây Hồ đến năm 2020 diện tích đất xây dựng đô thị ở đây sẽ khoảng 3.280ha. Diện tích này đủ để tạo điều kiện liên kết với các dự án phát triển đô thị tỉnh Hà Tây. Theo qui hoạch, các dự án trong khu vực này gồm có: Khu công nghiệp Nam Thăng Long; Ciputra-Tây Hồ Tây; các khu xây dựng tập trung, khu trung tâm mới Xuân La.

    Tại khu vực quận Thanh Xuân và khu phát triển mới đến năm 2020 diện tích đất đô thị khoảng 1.663ha. Các dự án trong khu vực là Khu công nghiệp Pháp Vân - Cầu Bươu, Trung tâm dịch vụ Linh Đàm. Tại khu vực quận Cầu Giấy và khu phát triển mới tới sông Nhuệ đến năm 2020, nhu cầu xây dựng đô thị khoảng 2.586ha. Các dự án trong khu vực này gồm có công viên Mễ Trì, Trung tâm thể dục thể thao Mỹ Đình, khu đô thị mới Trung Yên, Yên Hòa và Saporof.


    Khai thác khu công nghiệp theo hai hướng

    Theo qui hoạch đến năm 2020, các khu công nghiệp được khai thác theo hai hướng với mục tiêu tạo khả năng phát triển kinh tế, liên kết với các khu vực lân cận; cải tạo lại các khu công nghiệp hiện có, sắp xếp phù hợp với qui hoạch chung của thành phố. Cũng theo qui hoạch này, sẽ xây dựng một số khu công nghiệp tập trung như: Khu công nghiệp Sài Đồng A và B, Khu công nghiệp Nam và Bắc Thăng Long, Đông Anh, Sóc Sơn. Cải tạo lại các khu Đức Giang, Cầu Bươu, Pháp Vân, Cầu Diễn. Dự kiến quĩ đất dành cho công nghiệp khoảng 3.000ha.

    Về hệ thống trung tâm công cộng, bao gồm các trung tâm hiện có và phát triển thêm gần mười trung tâm mới như: Trung tâm Thương mại - tài chính Tây Hồ, Tây Nam Thăng Long, Phương Trạch, Vân Trì, Gia Lâm, Tây Nam Cổ Loa và Xuân Trạch. Đặc biệt về hệ thống giao thông đường bộ, theo qui hoạch đã được duyệt, sẽ hoàn thành tuyến đường vành đai 3 từ ga bắc sông Hồng qua cầu Thăng Long, qua Thanh Xuân, qua cầu Thanh Trì, qua sông Đuống tại trạm bơm Bốt Vàng, qua cầu Phù Đống nối với Yên Viên lên đường 18.

    Trả lờiXóa
  3. Trong tương lai, khi tuyến đường vành đai 3 trở thành đô thị sẽ phải mở rộng thêm đường vành đai 4 qua cầu Thượng Cát theo đường 70, qua ga Việt Hưng và nhập vào đường vành đai 3. Ngoài ra sẽ xây dựng trục bắc sông Hồng, ngã ba cầu Chui - cầu Đông Trù - Cổ Loa - Bắc Thăng Long.

    Như vậy, cùng với việc phát triển mở rộng theo hai hướng bắc, nam sông Hồng, ngoài ba cây cầu hiện có là Chương Dương, Thăng Long và Long Biên để kết nối với các tỉnh phía bắc, phía nam, Hà Nội sẽ phải xây mới thêm năm cây cầu bắc qua sông Hồng, bao gồm cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Tứ Liên, Thượng Cát theo lộ trình phát triển từ nay đến năm 2020

    Trả lờiXóa
  4. Sẽ có Trung tâm Giao lưu hàng hóa tại Đông Anh
    -----------------------------------
    Theo quy hoạch, một Trung tâm Giao lưu hàng hóa và công viên cây xanh sẽ hình thành tại huyện Đông Anh.



    Trung tâm này bao gồm văn phòng giao dịch, kho bãi chứa hàng hóa phục vụ giao lưu, phân phối, bán buôn và giới thiệu hàng hóa trong khu vực. Với tổng diện tích 562.642m2, Trung tâm Giao lưu hàng hóa được xác định nằm trên địa bàn 3 xã Kim Chung, Hải Bối và Kim Nỗ; phía Bắc giáp tuyến đường Cầu Chui-Đông Trù-Vân Trì-Bắc Thăng Long; phía Tây giáp đường Bắc Thăng Long-Nội Bài; phía Đông giáp đường quy hoạch dọc đường sắt lên cầu Thăng Long và phía Nam giáp tuyến Quốc lộ Thăng Long.



    Trong toàn bộ khu quy hoạch, Trung tâm có diện tích 235.681m2, được phân chia thành trung tâm điều hành 8.321m2, kho và nhà trưng bày 141.384m2; công trình hạ tầng đầu mối 9.699m2; bãi đỗ xe 6.189m2... Về không gian, các công trình hành chính, nhà trưng bày có quy mô 2 tầng được bố trí phía Bắc đường Bắc Thăng Long-Nội Bài và đường Cầu Chui-Bắc Thăng Long, với điểm nhấn kiến trúc là công trình trung tâm điều hành cao 7 tầng. Các kho chứa hàng hóa, trưng bày, giới thiệu sản phẩm được yêu cầu thiết kế bảo đảm tuân thủ các chỉ tiêu khống chế chiều cao, hệ số sử dụng đất... kiến trúc hiện đại có thể ứng dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến và hợp khối công trình để tiết kiệm đất xây dựng. Trong các ô đất quy hoạch, mật độ cây xanh, sân vườn, chỗ đỗ xe tối thiểu là 30% diện tích. Đáng chú ý, không chỉ đơn thuần là nơi tập kết giới thiệu hàng hóa, khu quy hoạch còn dành diện tích đáng kể (191.000m2) để lập khu công viên cây xanh, tạo cảnh quan và phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của dân cư khu vực. Trong đó kênh Việt Thắng hiện tại được kiên cố hóa để trở thành một bộ phận trong tổng thể công viên cây xanh. Diện tích cây xanh tập trung khoảng 9.192m2 bố trí giữa kênh Việt Thắng và Quốc lộ Thăng Long, được tổ chức thành vườn dạo, hệ thống đường đi bộ. Trong khu đất trồng cây xanh kết hợp đan xen thảm cỏ, vườn hoa, sân chơi, công trình kiến trúc nhỏ... tạo cảnh quan.

    Ngoài tuyến đường giao thông thành phố (đường gom dọc đường Bắc Thăng Long- Nội Bài, tuyến Cầu Chui- Bắc Thăng Long và Quốc lộ Thăng Long) đang được thực hiện theo dự án riêng thì các tuyến giao thông khu vực có mặt cắt rộng 25m đến 40m, phân chia Trung tâm Giao lưu hàng hóa và công viên cây xanh. Đoạn đường nội bộ tại lối vào chính cho giao thông hàng hóa sẽ có mặt cắt ngang 50m gồm lòng đường hai bên, mỗi bên 17,5m, vỉa hè mỗi bên 6m và dải phân cách 3m, đóng vai trò như quảng trường trung tâm. Trục đường giao dịch và không gian chính của Trung tâm Giao lưu có mặt cắt ngang 30m, gồm lòng đường mỗi bên 7,5m, hè mỗi bên 6m và dải phân cách 3m. Các tuyến đường nội bộ khác có mặt cắt ngang 13,5m đến 17,5m. Riêng bãi đỗ xe, diện tích 6.189m2 được thiết kế để bảo đảm đủ chỗ cho CBCNV và khách đến giao dịch.



    Ngoài mục tiêu cụ thể hóa Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh, Trung tâm Giao lưu hàng hóa và khu công viên cây xanh là công trình góp phần thay đổi diện mạo kinh tế-xã hội của huyện Đông Anh, đồng thời hoàn thiện kiến trúc hai bên tuyến đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, Quốc lộ Thăng Long và đường 5 kéo dài (Cầu Chui-Đông Trù-Vân Trì-khu đô thị Bắc Thăng Long).

    Trả lờiXóa
  5. Dành hơn 56h đất xây dựng trung tâm giao lưu hàng hóa, công viên cây xanh tại huyện Đông Anh
    --------------------------
    Thành phố sẽ dành 562.642m2 đất tại huyện Đông Anh để xây dựng trung tâm giao lưu hàng hóa và khu công viên cây xanh, hồ điều hòa. Đó là nội dung chính tại Quyết định số 96.2006/QĐ-UBND vừa được UBND TP ban hành về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án này.



    Theo đó, vị trí lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã Kim Chung, Hải Bối, Kim Nỗ; phía Bắc giáp tuyến đường 5 kéo dài, phía Đông giáp đường sắt lên cầu Thăng Long, phía Nam giáp Quốc lộ Thăng Long và phía Tây giáp đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Trong đó, khu trung tâm giao lưu hàng hóa có diện tích 235.681m2 gồm các công trình có quy mô 2 tầng bố trí dọc đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và đường 5. Điểm nhân kiến trúc của trung tâm là tòa nhà điều hành cao 7 tầng. Khu công viên, cây xanh, hồ điều hòa có diện tích 191.968m2



    Về giao thông, ngoài các tuyến đường thành phố theo quy hoạch, trong dự án còn có các tuyến đường nội bộ có mặt cắt từ 13,5m đến 50m...

    Trả lờiXóa
  6. Quyết định số 69/2005/QĐ-UB về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 2 kéo dài từ cầu Nhật Tân đến quốc lộ 3, tỷ lệ 1/500
    ---------
    1.Địa điểm:
    - Điểm đầu tuyến: đầu phía Bắc cầu Nhật Tân.
    - Điểm cuối tuyến: Tại ngã tư giao với đường trục thị trấn huyện Đông Anh (ngã tư biến thế).
    - Tuyến đường đi qua địa bàn các xã Vĩnh Ngọc, Tiên Dương và thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh với chiều dài khoảng 4,3km.
    2. Hướng tuyến:
    Đoạn tuyến xuất phát từ đầu phía Bắc cầu Nhật Tân, theo hướng Nam - Bắc, giao với quốc lộ Thăng Long hiện có và tuyến đường Cầu Chui - Đông Trù “ Vân Trì (quốc lộ 5 kéo dài) tại phía Tây Bắc thôn Ngọc Chi - xã Vĩnh Ngọc, từ đó tuyến chuyển sang hướng Tây Nam - Đông Bắc, đi cắt qua sông Thiếp và nhập với quốc lộ 3 hiện có tại phía Tây thị trấn Đông Anh.
    3. Cấp hạng đường: Đường chính thành phố.
    4. Mặt cắt ngang:
    Tuyến đường có mặt cắt ngang rộng B =70m, B =90m và B =97- 99m

    Trả lờiXóa
  7. Làng Xuân Canh là một xã đứng đầu tổng Xuân Canh thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc đầu thế kỷ XIX (năm Minh Mạng thứ 12 - 1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh).

    Năm Tự Đức thứ 29 (1876), huyện Đông Anh được thành lập, trên cơ sở điều chỉnh các xã, tổng của huyện Đông Ngàn và huyện Yên Lãng (phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây), 7 xã của tổng Xuân Canh được tách ra để lập tổng Uy Nỗ, tổng Xuân Canh chỉ còn lại 4 xã (Xuân Canh, Xuân Trạch, Lực Canh và Mạch Tràng) thuộc huyện Đông Anh. Từ năm 1901 huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phù Lỗ, năm 1904 là tỉnh Phúc Yên).

    Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Xuân Canh là một xã độc lập. Trong kháng chiến chống Pháp, làng nhập với các làng : Lực Canh, Xuân Trạch, Vạn Lộc thành xã Vạn Thắng thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (năm 1950 là tỉnh Vĩnh Phúc). Tháng 5 - 1961, xã Vạn Thắng cùng các xã khác của huyện Đông Anh được cắt chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Năm 1965, xã Vạn Thắng đổi tên thành Xuân Canh.

    Xuân Canh nằm ở ngã ba sông Đuống và sông Hồng. Sông Đuống hay sông Thiên Đức nối với sông Hồng từ đây, chảy các xã Hoa Lâm (nay là Mai Lâm, huyện Đông Anh), Yên Thường về Cổ Bi (cùng thuộc huyện Gia Lâm) và chảy tiếp về phía Đông Nam. Xuân Canh có bãi bờ màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng dâu, nuôi tằm (xưa kia là một trung tâm lớn cung cấp lá dâu cho các làng nuôi tằm ở huyện Từ Liêm, Đan Phượng), trồng màu trên đất bãi. Làng còn nằm trên con đường Thiên lý từ bờ Bắc sông Hồng đi các trấn phía Bắc (từ Bồ Đề - Xuân Canh lên Thái Nguyên, tức Quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên hiện nay), tạo cho làng thế thông thương cả về thủy bộ.

    Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tuy có dân số của một làng trung bình (chưa đầy 1000 người), song làng Xuân Canh lại chia thành bốn cụm dân cư, gọi là bốn “thôn”, mỗi thôn trước đây có đình thờ thành hoàng riêng. Thôn Văn Bình thờ Triệu Đà, thôn Thượng Lão thờ Cao Sơn đại vương (anh em con chú con bác với Sơn Tinh), thôn Xuân Đình thờ Cửa Ngọ (không rõ lai lịch). Thôn Vân Hoạch thờ Hoàng Lãng Khanh, hiệu là Văn Lương, xuất thân trong một gia đình thế phiệt trâm anh ở Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây), là Chỉ huy sứ, Tả tướng quân dưới Hùng Tuấn Vương, từng lấy trang Vân Hoạch lập đàn tế, rồi xuất quân đi đánh giặc, lập được nhiều chiến công đánh giặc. Ông đã cho dân trang Vân Hoạch 20 hốt vàng đỏ là tiền thưởng của vua cho để lập đền, mua ruộng lo việc cúng tế ông về sau. Tư liệu về việc thờ thành hoàng phản ánh tính chất cổ xưa của làng Xuân Canh.

    Xuân Canh là vùng đất có truyền thống học hành. Thời Lê, làng có hai người đỗ Tiến sĩ là Nguyễn Minh Thông, đỗ khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức, đời Vua Lê Thánh Tông (năm 1481), làm quan đến Thừa chính sứ. Người thứ hai là Trương Nguyễn Điều (1685 - ?), ông đỗ khoa Sĩ vọng rồi mới đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Long Đức, đời Vua Lê Thuần Tông (năm 1733) khi 48 tuổi, làm quan đến Đề hình Giám sát Ngự sử; sau gia đình ông rời đến thôn Hàn Lạc (nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm). Thời Nguyễn, làng có ba người đỗ Cử nhân là Vũ Huy Lân (đỗ khoa Giáp Tý đời Tự Đức - năm 1864), Nguyễn Huy Điền (khoa Canh Ngọ đời Tự Đức - 1870) và Nguyễn Chính (khoa Bính Tuất năm đầu đời Đồng Khánh - 1886).

    Xuân Canh nằm ở vị trí giao thông thủy bộ quan trọng, án ngữ con đường từ Thăng Long - Hà Nội lên vũng Việt Bắc nên thực dân Pháp đã xây dựng tại đây một pháo đài, cùng với pháo đài Láng có nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, quân đội ta tiếp nhận pháo đài này này và đêm 19 - 12 - 1946, trận địa pháo này đã cùng với pháo đài Làng bắn những quả đạn pháo đầu tiên vào quân thù, mở màn cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Trả lờiXóa